- Tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở hạ tầng, dịch vụ có nhu cầu đều phải xin giấy phép khai thác nước ngầm.
- Các doanh nghiệp, cơ sở đang sử dụng nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.
Chú ý: Định kỳ 6 tháng/lần tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang sử dụng hoặc có công trình sử dụng nước ngầm phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13
- Nghị định Số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Thông tư 27/2014/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 30/5/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Xác định địa điểm, Công Suất khu vực cần khai thác
- Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn
- Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường, tại khu vực khai thác.
- Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.
- Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.
- Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.
- Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.
- Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
- Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
- Hoàn thành lập hồ sơ xin khai thác nước ngầm.
- Trình nộp cơ quan chức năng. (Sở Tài Nguyên Môi Trường)
a) Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm lập hồ sơ đầy đủ và nộp hồ sơ, lệ phí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu hẹn trả và chuyển bộ phận chuyên môn thụ lý sau đó tiếp nhận kết quả đã giải quyết.
- Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
- Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường của từng khu vực hoạt động.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (Bản chính);
- Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước ngầm (Bản chính)
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác;
- Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước ngầm đang hoạt động (Bản chính)
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (Bản chính)
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước ngầm, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ngành và địa phương liên quan
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép, Quyết định hành chính.
h) Lệ phí:
- Đối với đề án, báo cáo khai thác nước ngầm có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 150.000 đồng/1 báo cáo.
- Đối với đề án, báo cáo khai thác nước ngầm có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 400.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
- Đối với đề án, báo cáo khai thác nước ngầm có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 950.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
- Đối với đề án khai thác nước ngầm có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 1.500.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm (mẫu số 03).
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm (mẫu số 25).
- Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác (mẫu số 26).
- Báo cáo hiện trạng khai thác nước ngầm (mẫu số 27).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định (nếu cần thiết).
- Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Ý kiến bạn đọc
Thế nào là giấy phép khai thác nước ngầm ?- Giấy phép khai thác nước ngầm là hồ sơ cần thiết cho doanh nghiệp khi đã đi vào khai thác nước ngầm, tạo...
Lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm được Công ty môi trường CMS tư vấn miễn phí thủ tục, quy trình thực hiện và chi phí trọn gói hồ sơ xin...
Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...
Giấy phép môi trường, đây là một sự cải cách hành chính chưa từng có khi 7 nội dung trước đây được đưa vào 1 giấy phép môi trường giúp cho các doanh...
Nhiều doanh nghiệp vì không nắm rõ các quy định của pháp luật hoặc gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ xin giấy phép môi trường nên đã triển khai dự án...
Giấy phép môi trường là gì? Có các loại giấy phép môi trường nào? Tùy thuộc vào quy mô, công suất, khối lượng sản phẩm, ngành nghề/ lĩnh vực… Mà doanh...
Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất
Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu khai thác, sử dụng...
Việc khai thác nước dưới đất gắn liền với mỗi doanh nghiệp, để đảm bảo nhu cầu cấp nước cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh sử dụng nguồn nước thủy cục,...
Sau khi hoàn thành công trình này, chủ đầu tư dự án sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan chức năng để được cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành các công trình,...
Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...
Hồ sơ xin phép thăm dò, khai thác nước dưới đất (nước ngầm)