Hằng năm, lượng nước thải ra trên thế giới nhẩm tính có thể lên đến hàng tỷ tỷ m3 nước thải. Nước thải phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp. Điểm qua một số loại nước thải có nồng độ amoni từ thấp đến cao: Nồng độ amoni trong nước thải sinh hoạt dao động khoảng 40 – 80 mg/l; nước thải chế biến thủy sản khoảng 80 – 150 mg/l; nước thải thuộc da khoảng 300 – 400 mg/l; nước rỉ rác khoảng 200 – 800 mg/l; nước thải chăn nuôi khoảng 400 – 800 mg/l … Như vậy, hàm lượng amoni trong nước thải ước tính là một con số khổng lồ.
Như chúng ta đã biết, nitơ trong nước thải nếu không được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người như gây hiện tượng phú dưỡng, làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước, gây độc cho hệ sinh vật trong nước; nitrat và nitrit có thể gây ung thư cho con người.
Trong nước thải nitơ tồn tại ở 2 dạng chính là nitơ vô cơ (amoni, nitrat, nitrit) và nitơ hữu cơ (axit amin, protein,…). Hầu hết nước thải mà chúng ta gặp nitơ tồn tại ở dạng vô cơ chiếm phần lớn, trong đó, đặc biệt là amoni, có thể chiếm đến 90 – 97% tổng nitơ. Amoni tồn tại ở 2 dạng là dạng ion (NH4+) và dạng khí hòa tan (NH3), có thể chuyển dịch theo cân bằng thuận nghịch (phụ thuộc pH và nhiệt độ):
NH3 + H+ <=> NH4+
NH3 là chất khí không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước, gây độc chết tôm cá, thủy sinh thực vật trong nước. NH4+ thì ít độc hơn.
Ở pH gần 7 thì chỉ có một lượng rất nhỏ amoniac khí so với amoni. Khi nâng pH lên 9,5 tỷ lệ [NH3]/[NH4+] = 1, và càng tăng pH lên 11 cân bằng càng chuyển dịch về phía tạo thành NH3. Khi đó nếu áp dụng các kỹ thuật sục hoặc thổi khí thì amoniac sẽ bay hơi theo định luật Henry, làm chuyển dịch cân bằng về phía phải:
NH3 (dung dịch) <=> NH3 (khí)
Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, một chất không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, xử lý triệt để nitơ là chuyển hóa được hoàn toàn nitơ (amoni) về dạng không ô nhiễm là N2 (dạng khí). Trong khí quyển Trái Đất, nitơ chiếm khoảng 78%.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC THẢI
1. Quá trình nitrat hóa (môi trường hiếu khí)
Quá trình nitrat hoá từ amoni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai loại vi khuẩn, đó là vi khuẩn Nitơsomonas và vi khuẩn Nitơbacteria.
Bước 1. NH4- + 1,5 O2 --> NO2- + 2H+ + H2O
Bước 2. NO-2 + 0,5 O2 --> NO3-
2. Quá trình anamox (môi trường yếm khí)
Quá trình ANAMMOX là quá trình ôxy hoá amoni trong điều kiện yếm khí thành nitơ bởi các vi khuẩn anammox.
Trong quá trình Anammox amoni cùng với nitrit được chuyển đổi dưới điều kiện yếm khí tới N2 cung cấp hơi đốt và một lượng nhỏ nitrat theo phương trình phản ứng sau:
NH3 + 1,32 NO2- + H+ --> 1,02N2 + 0,26 NO3- + 2H2O
Để loại bỏ nitơ amoni từ nước thải sử dụng vi khuẩn anammox một phần nitơ amoni thích hợp được sử dụng để sản sinh ra lượng nitrit NO2- theo phương trình phản ứng sau :
NH4+ + 1,5O2 +2HCO3- --> NO2 - + 2 CO2 + 3H2O
Trong thực tế để thực hiện thành công quá trình anammox thì bắt buộc phải thực hiện trước một bước quá trình aerobic để oxy hoá amoni thành nitrit. Quá trình này còn gọi là quá trình nitrit hoá bộ phận. Tiếp theo NO2- như một chất nhận điện tử sẽ tiếp tục phản ứng với amoni còn lại để tạo thành N2. Quá trình này được gọi là quá trình anammox.
3. Clo hóa đến điểm đột biến
Lượng clo thêm vào nước thải tỷ lệ với amoni tương ứng 8:1 và thường cho dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khi amoni phản ứng gần hết, clo dư sẽ phản ứng với các chất hữu cơ có trong nước để hình thành nhiều chất cơ clo có mùi đặc trưng khó chịu, trong đó, khoảng 15% là các hợp chất nhóm THM-trihalometan và HAA- axit axetic halogen hoá đều là các chất có khả năng gây ung thư.
4. Trao đổi ion
Các ion amoni được hoán đổi với các cation trong zeolit. Các zeolit phải thường xuyên tái sinh.
5. Stripping điều khiển pH
Nâng pH nước thải lên 11 để chuyển hóa NH4 sang dạng NH3. Sử dụng quạt gió với tỷ lệ không khí : nước = 3000:1 (nghĩa là 3m3 khí cho 1 L nước thải). Tuy nhiên, hiệu quả khó đạt được trên 80%.
6. Stripping điều khiển nhiệt độ
Cung cấp nhiệt vào nước thải là một giải pháp. Hiệu quả xử lý amoni có thể đạt khoảng 98%. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao.
7. Phương pháp điện hóa
Nước thải cho vào bể điện phân. Hiệu suất xử lý đạt 80 – 85%. Hiệu điện thế sử dụng khoảng 7 V, tiêu tốn điện năng ở mức 200 A/h cho 1m3 nước thải.
8. Tách loại amoni bằng quá trình màng thẩm thấu ngược RO
RO là phương pháp lọc tốt nhất trong tất cả các phương pháp lọc màng. Quá trình lọc này chỉ cho nước đi qua màng còn tất cả các chất hoà tan, các chất rắn lơ lửng, amoni hòa tan đều bị giữ lại. Màng lọc dùng trong trường hợp này có kích thước lỗ < 0,0005 µm.
...
Trên đây là một vài phương pháp xử lý amoni trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.
Ngoài chi phí đầu tư, chi phí vận hành, thì cái quan trọng nhất để 1 quá trình thành công là yếu tố kỹ thuật. Hầu hết các phương pháp đạt hiệu quả không cao, nguyên nhân là do kỹ thuật áp dụng không chuẩn (như lựa chọn thiết bị, vị trí đặt thiết bị, tốc độ khuấy, pH tối ưu, liều lượng hóa chất, cường độ sục khí …).
Ý kiến bạn đọc
Nước thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế trong đó có chứa các thành phần có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân...
Dưới đây là giải pháp xử lý mùi hôi từ nhà máy sản xuất cao su tự nhiên,
CÙNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÔNG NGHỆ 5.0 ĐI ĐÔI VỚI CHÚNG LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG PHẢI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NÀO CŨNG TUÂN THỦ NGUYÊN...
Nguồn nước thải đang là vấn rất được quan tâm hiện nay khi các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải dân cư, nước thải từ các nhà máy,…Khiến nguồn nước...
Mật rỉ đường (rỉ đường) là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường...
Xã hội hiện nay càng phát triển, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm môi trường lao động, rác thải,…,...
Đất nước ngày một phát triển, kéo theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật. Đất nước ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các...
Nước thải sinh hoạt có những đặc tính và chỉ tiêu chất lượng chung có thể phán đoán và đánh giá khi chọn các công trình xử lý đã phổ biến, còn nước...
Hóa chất dùng trong xử lý nước thải, sản phẩm chất phụ liệu cho chăn nuôi ngày nay không còn xa lạ với doanh nghiệp. Một hóa chất an toàn, ít ngây hại...
Trong hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học vi sinh vật được sử dụng để xử lý các chất ô nhiễm, còn màng lọc MBR giữ vai trò như một rào...
Bùn vi sinh là một trong những thành phần quan trọng đối với hiệu quả của quá trình xử lý nước thải sử dụng bể MBBR, aerotank…
Công nghệ AOP (Advanced Oxidation Processes) là một công nghệ được CMS ứng dụng để xử lý triệt để chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải dựa...
Công ty Môi trường CMS là công ty xử lý nước thải hàng đầu tại Bình Dương.Chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế xây dụng, cải tạo hệ thống xử lý nước...
Bùn vi sinh là 1 phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải. Dù bùn vi sinh già hay non đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình xử lý nước...
Máy ép bùn được biết đến với lợi ích làm sạch chất thải cũng như nguồn nước được các nhà máy và xí nghiệp sử dụng rộng rãi hiện nay. Và càng ngày càng...
Công nghệ rung giũ khí nén là phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do bụi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau...
Xử lý nước thải gỗ với công nghệ tuyển nổi kết hợp hóa lý 2 bậc giúp tăng hiểu quả xử lý !
Để xử lý nước thải, người ta sử dụng rất nhiều các loại bể có tác dụng lắng bớt bùn đất như bể lẵng đứng, bể lắng ngang … Mỗi loại bể lại có những đặc...
Hợp chất Phospho trong môi trường nước thải tồn tại trong các dạng: Phospho hữu cơ, phosphate đơn (H2PO4–, HPO42-, PO43-) tan trong nước,...
Với các công ty sản xuất, nước thải là thành phần không thể thiếu sau mỗi quá trình hoạt tính. Vì thế, các công ty cần có ít nhất một hệ thống xử lý...
đặc thù nước thải của ngành chăn nuôi nên phương pháp xử lý chủ yếu là:- Phương pháp xử lý yếm khí;- Phương pháp xử lý bằng hồ sinh học;- Phương pháp...
Quá trình xử lý điện hóa nước thải diễn ra dưới tác động của dòng điện sử dụng các điện cực hòa tan và không hòa tan. Loại xử lý nước thải này thuộc...
Bể tuyển nổi và các phương pháp tuyển nổi ứng dụng trong xử lý nước thải
Lắng là một quá trình xử lý, trong đó vận tốc của nước hạ xuống với vận tốc thấp nhất có thể để lắng trọng lực các hạt cặn lơ lững ra khỏi nước. Quá...
Các bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt rắn nhỏ hơn 0,2mm. Bể lắng có nhiều loại khác nhau và hiện thông dụng hơn cả là các bể lắng liên tục. Bùn lắng...
Công nghệ sinh học Yếm khi - Thiếu khí - Hiếu khí (AAO/ AO/ O)
Việt Nam là một trong những quốc gia đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi cơ cấu tiêu thụ lương thực thực phẩm. Trong thập kỷ vừa qua, mức tiêu...
Các nhà máy sản xuất hiện nay đều hướng đến các thiết bị, hệ thống xử lý khí thải hiện đại. các hệ thống đó phải đáp ứng được hiệu năng xử lý và tiết...
Than hoạt tính là một loại chất rắn không phân cực, rất xốp và nhẹ, nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xử lý môi trường như xử lý nước thải...
Ngày nay công nghệ sơn tĩnh điện đã và đang chiếm ưu thế vượt trội trong công nghệ sơn, mạ nhờ độ bền cao, nước sơn mịn, đẹp. Tuy vậy nước thải của...
Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư tập trung nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh chúng ta. Để đảm bảo môi trường...
Thiết kế và lắp đặt bồn bể composite xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Nước thải sản xuất là nguồn ô nhiễm đáng quan tâm đối với các nhà máy chế biến thủy sản. Chúng được thải ra từ các công đoạn chế biến, kiểm nghiệm vệ...
Xử lý nước thải giặt là, khu xưởng giặt là với nước thải nhiễm BOD và COD cao.