Nghị định 53/2020/NĐ-CP nêu rõ: Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định.
Trong đó, nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định; nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện; hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác…
Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của: Hộ gia đình, cá nhân; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác; cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải quy định trên là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.
Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
1- Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.
2- Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
3- Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.
4- Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.
5- Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.
6- Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.
7- Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Nghị định nêu rõ: Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
Về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, Nghị định quy định: Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau: Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.
Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:
Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên thì phí tính theo công thức sau: F = f + C.
Trong đó:
– F là số phí phải nộp.
– f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 1/1/2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.
– C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:
Nguồn: chinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Tìm hiểu về quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt
Đo kiểm môi trường là lao động( quan trắc môi trường lao động) là: Môi trường lao động là môi trường bên trong các khu vực sản xuất, văn phòng,… nơi...
Đối với các dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các thủ tục pháp lý tiếp theo sẽ là “Kế hoạch vận hành thử nghiệm các...
Theo nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.Tại khoản 1 điều 15 của bộ luật quy định tài nguyên...
Dưới đây là nội dung báo cáo xả thải vào nguồn nước của công ty chúng tôi gửi đến các bạn:
Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...
Giấy phép môi trường, đây là một sự cải cách hành chính chưa từng có khi 7 nội dung trước đây được đưa vào 1 giấy phép môi trường giúp cho các doanh...
XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp lọc sạch nước được sử dụng nhằm đảm bảo nguồn nước sạch, đảm bảo sức khỏe. Một trong số đó có thể kể đến bồn lọc áp...
Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kỹ thuật xử lý bằng vi sinh: một là, kỹ thuật vi sinh...
Nhiều doanh nghiệp vì không nắm rõ các quy định của pháp luật hoặc gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ xin giấy phép môi trường nên đã triển khai dự án...
Giấy phép môi trường là gì? Có các loại giấy phép môi trường nào? Tùy thuộc vào quy mô, công suất, khối lượng sản phẩm, ngành nghề/ lĩnh vực… Mà doanh...
Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động giám sát chất lượng môi trường của nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà... khi đi vào hoạt động. Trong đó tần...
Thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là nhiệm vụ bắt buộc của nhiều doanh nghiệp thực hiện lắp đặt hệ thống theo quy định của pháp luật về môi...
Lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm được Công ty môi trường CMS tư vấn miễn phí thủ tục, quy trình thực hiện và chi phí trọn gói hồ sơ xin...
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì? Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường đình kỳ?Để trả lời câu hỏi này chúng tôi, công ty môi trường...
Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM ?Lập báo cáo hoàn thành ĐTM với CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠI MINH THÀNH để đáp ứng được các vấn đề...
Kế hoạch bảo vệ môi trường (KH BVMT) là hồ sơ môi trường tương tự như Đánh giá tác động môi trường nhưng dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ...
Bạn đang muốn xây dựng cơ sơ giết mổ gia súc gia cầm mà chưa biết phải làm thể nào cần có những hồ sơ và thủ tục như thế nào hãy đọc bài viết này để...
Tư vấn cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM là gì? vì sao những công ty nào cũng phải làm? Đối tượng, công ty nào nên làm báo cáo đánh giá tác động môi...
Báo cáo số liệu quan trắc môi trường bao gồm: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt; Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm; Báo cáo tổng hợp kết...
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các...
Công ty TNHH Đại Minh Thành chuyên lập hồ sơ Thủ tục xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, với hồ sơ thủ tục đơn giản nhanh chóng chi...
Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng bãi tập kết nguyên vật liệu (kho chứa nguyên vật liệu, hàng...