Là quá trình xử lý lượng khí thải thoát ra từ các nhà máy, xí nghiệp trong quá trình hoạt động. Tùy vào đặc tính sản xuất của từng nhà máy mà khí thải thoát ra môi trường có các thành phần và tính chất khác nhau. Các chất thường gặp trong khí thải ngành công nghiệp là H2S, SO2, CO2, Tro bụi từ quá trình đốt nhiên liệu (tại các nhà máy nhiệt điện, lò đốt than, đốt gạch) hoặc bụi từ các nhà máy sản xuất xi măng...
Dựa vào tính chất và thành phần của khí thải thoát ra của từng đơn vị mà ta có phương án phù hợp để xử lý triệt để nguồn khí gây ô nhiễm này.
* Cyclon
Là thiết bị có trong rất nhiều các hệ thống xử lý khí thải, là giai đoạn xử lý sơ bộ để tách đa phần lượng bụi lớn trong dòng khí thải.
Kích thước hạt là một thông số cơ bản trong việc thiết kế thiết bị Cyclon tách bụi. Việc lựa chọn thiết bị tách bụi tùy thuộc vào thành phần phân tán của các hạt bụi tách được. Trong các thiết bị tách bụi đặc trưng cho kích thước hạt bụi là đại lượng vận tốc lắng của chúng như đại lượng đường kính lắng.
Do các hạt bụi công nghiệp có hình dáng rất khác nhau (dạng cầu, que, sợi,...); nên nếu cùng một khối lượng thì sẽ lắng với các vận tốc khác nhau, hạt càng gần với dạng hình cầu thì nó lắng càng nhanh. Các kích thước lớn nhất và nhỏ nhất của một khối hạt bụi đặc trưng cho khoảng phân bố phân tán của chúng.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Cyclon
* Túi lọc bụi
Túi lọc bụi là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất trong các công trình xử lý khí thải, do túi lọc bụi dễ dàng thi công, hiệu xuất xử lý cao và giá thành tương đối hợp lý.
Nguyên lý của túi lọc bụi như sau: Cho không khí lẫn bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ.
Hiệu quả lọc đạt tới 99.8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc. Sau 1 khoảng thời gian hoạt động lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn hiệu quả xử lý khí thải thì tăng lên tuy nhiên tốc độ và lưu lượng khí thải qua vải lọc sẽ giảm đi rõ rệt, do đó ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc.
Vải lọc thường được may thành túi lọc hình tròn đường kính D= 125 - 250 mm hay lớn hơn và có chiều dài 1.5 đến 2 m. Cũng có khi may thành hình hộp chữ nhật có chiều rộng b= 20 - 60 mm; Dài l= 0.6 - 2m. Trong một thiết bị có thể có hàng chục tới hàng trăm túi lọc bụi.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị lọc bụi túi vải
* Lọc bụi tĩnh điện
Lọc bụi tĩnh điện thường sử dụng cho các hệ thống xử lý khí thải phát sinh nhiều bụi mịn như hệ thống xử lý khí thải các nhà máy nhiệt điện, các lò hơi đốt than...
Nguyên lý làm việc của thiết bị như sau: Khi cho dòng không khí lẫn bụi đi qua điện trường 1 chiều đủ mạnh, chất khí sẽ bị ion hóa bám vào bề mặt hạt bụi làm bề mặt hạt bụi nhiễm điện. Do tác dụng của lực điện trường, hạt điện tích điện sẽ bị hút về cực khác dấu (thường là cực dương). Khi va vào điện cực, hạt bụi bị trung hoà điện và rơi xuống phía dưới đáy xả bụi.
Điện trường một chiều trong thiết bị thường có điện áp rất cao, từ 11 KV đến 80KV tuỳ theo từng loại thiết bị. Trong điện trường, hạt bụi đường kính 0,1mm sẽ tích điện tối đa trong khoảng 1 giây. Vì thế thời gian dòng khí đi qua thiết bị từ 2 – 8 giây tuỳ theo thiết bị.
Xử lý khí thải bằng thiết bị lọc bụi tĩnh điện hiệu suất rất cao tới 99,8 % khi nồng độ ban đầu đạt 7 g/cm3. Nó thường được sử dụng để lọc tinh không khí sau các cấp lọc thô bằng buồng lắng và Cyclon. Nó còn có ưu điểm là lọc sạch khí thải ở nhiệt độ rất cao mà không làm nguội khí thải.
Thiết bị này còn là thiết bị tiêu hao điện năng thấp 0.2 KW / 1000m3/h vì trở lực thấp (10 – 20 kg/m2). Tuy vậy, nồng độ các chất gây cháy nổ trong khí thải như CO, bụi than… cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh bị kích nổ do dòng khí bị ion hóa phát sinh ra tia lửa điện.
Nguyên lý lọc bụi tĩnh điện
Có một vài loại chất rắn có cấu tạo dạng hạt trên mỗi hạt có chứa vô cùng nhiều các lỗ nhỏ li ti có khả năng hấp phụ, bắt giữ mà không có phản ứng hóa học gì với khí độc. Các khí độc này có thể được nhả ra trong một điều kiện nhất định .Các chất rắn đó được gọi là chất hấp phụ .Trong thực tế thường xử dụng than hoạt tính, kaolin hoạt hóa, geolit, silicagen…Phương pháp này được dùng chủ yếu để hấp phụ các hơi khí có mùi, các hơi dung môi hữu cơ… Hiệu quả của phương pháp này có thể đạt tới 90 - 98%.
Việc xử lý khí thải bằng các tháp hấp phụ đã được sử dụng từ cách đây hàng chục năm vì tính ưu việt và đơn giản của chúng.
* Xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ than hoạt tính
Thường được sử dụng trong quá trình xử lý khí thải của các máy in công nghiệp, các buồng gia nhiệt công suất nhỏ.
Đặc điểm của hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là lưu lượng khí thải nhỏ, nồng độ ô nhiễm trong khí thải thấp.
Tháp than hoạt tính thường được thiết kế bằng thép CT3 hoặc bằng nhựa, có các cửa thăm thao tác đủ rộng để thay thế và lắp đặt lớp than hoạt tính trong tháp.
Than hoạt tính sử dụng trong tháp thường là than hoạt tính có kích thước trung bình (5-20mm) nhằm tránh trường hợp bị tắc lớp than.
Than được đổ trong các túi lưới chứa than trước khi cho vào trong tháp nhằm thuận lợi cho việc thay thế than sau này.
Tháp hấp thụ khí thải bằng than hoạt tính
* Hấp thụ bằng các vật liệu rắn có khả năng tác dụng hóa học với khí thải
Các vật liệu hấp phụ thường thấy như: Silica gel, Zeolite.
Phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi xử lý khí thải có duy nhất một thành phần ô nhiễm nhất định, hoặc được sử dụng trong phương pháp thu hồi khí thải, làm khô khí (vd: Oxy, khí thiên nhiên) và hấp phụ các hydrocarbon nặng (phân cực) từ khí gas thiên nhiên
Trong lĩnh vực xử lý khí thải thông dụng, chưa có ứng dụng rộng rãi phương pháp xử lý này.
Trong tháp hấp thụ dòng khí sẽ được phân bố vào thiết bị ở phía dưới và dòng dung dịch hấp thụ sẽ được phân bố theo chiều từ trên xuống. Dung dịch này được bơm ly tâm vận chuyển từ bể chứa dung dịch hấp thụ, qua bộ phân phối tạo thành những giọt lỏng kích thước nhỏ, phun đều vào thiết bị.
Tháp hấp thụ trong xử lý khí thải có cấu tạo hai tầng, mỗi tầng đảm nhiệm một vai trò trong toàn bộ quá trình xử lý.
Tại phần dưới của thiết bị xử lý, dung dịch hấp thụ được hệ thống phân phối khí chuyên dụng (bép phun) phân phối đều trong toàn bộ thể tích tháp, dòng khí thải đi từ dưới lên tiếp xúc với nước thải, tại đây toàn bộ lượng bụi trong khí thải được giữ lại, đồng thời một phần các chất ô nhiễm được hấp thụ tại đây.
Tại tầng trên của tháp bố trí lớp đệm hấp thụ có tác dụng tăng sự tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ. Tại các vật liệu đệm hấp thụ, dung dịch hấp thụ tạo thành các màng nước là nơi tiếp xúc với dòng khí thải, các chất ô nhiễm trong khí thải được hấp thụ triệt để vào đây.
Trong hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ chia làm 2 loại:
* Xử lý khí thải có nhiệt độ cao:
Các khí này có tính chất là có nhiệt độ cao, thành phần chính của các khí này là COx, SOx, NOx, Flo… khi tác dụng với nước trong dung dịch hấp thụ sẽ sinh ra các axit có tính chất ăn mòn cao.
Tùy thuộc vào từng loại khí thì có độ ăn mòn với từng loại vật liệu riêng biệt. Khi thiết kế và lựa chọn vật liệu, người thiết kế phải lưu ý một vài chú ý sau:
* Xử lý khí thải có nhiệt độ thấp (khí nguội)
Là các khí phải sinh từ các nguồn như: khí thải các bể axit, bể tẩy rửa kim loại, bể mạ, khí thải của các quá trình đốt cháy nhưng không có lửa hoặc sinh nhiệt thấp như khí thải trong quá trình đúc chảy hạt nhựa, khí thải của quá trình cắt bao bì…
Với đặc trưng khí thải này thì vật liệu tối ưu làm thân thiết bị là vật liệu nhựa PP hoặc Composite.
Vật liệu đệm hấp phụ tối ưu nhất nên chọn là Pall Ring (có dạng hình trụ vật liệu bằng nhựa – hình dưới).
Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là cách lợi dụng các vi sinh vật để phân hủy hay tiêu thụ các khí thải độc hại. Qua đó, các thành phần vô cơ, hữu cơ độc hại có trong khí thải sẽ được đồng hóa và thải ra các khí như CO2,… Thích hợp nhất để xử lý khí thải công nghiệp.
Nói về các phương pháp xử lý khí thải sinh học có rất nhiều, nhưng được ưu tiên áp dụng vẫn là 3 phương pháp dưới đây:
Nhắc đến các phương pháp xử lý khí thải không thể không kể tên phương pháp ướt. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là cho luồng khí cần xử lý chưa bụi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng thành phần chủ yếu là nước để lọc những hạt bụi siêu nhỏ, siêu mịn, chỉ khoảng 3,5 micromet.
Cuối cùng, bụi được giữ lại và được tách ra khỏi dòng khí thải dưới dạng bùn, đem lại hiệu quả xử lý lên đến 90%, trong khi đó khả năng làm việc với vecto vận tốc cũng rất đáng kinh ngạc, khoảng 10 m/s.
Một số thiết bị xử lý bằng phương pháp ướt đem lại hiệu quả cao có thể kể đến như:
Hiện tại, phương pháp ướt đang được áp dụng xử lý khí thải lò hơi, lò đúc, clo rò rỉ, khí thải pha chế hóa học chất công nghiệp, acid trong dây chuyền tẩy rửa kim loại, luyện kim, sơn tĩnh điện,…Ưu điểm lớn nhất của việc xử lý khí thải bằng phương pháp ướt là vận hành đơn giản, đem lại hiệu suất lọc bụi cao, đồng thời có thể tiếp xúc được với khí thải nhiệt độ lớn.
Nếu quý khách hàng đang tìm giải pháp xử lý khí thải CO, hơi sơn nói riêng, khí thải dễ cháy nói chung, cũng như khí thải công nghiệp thì phương pháp thiêu đốt là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo nhất hiện nay.
Nguyên tắc của phương pháp thiêu đốt là dùng hệ thống hút, sau đó cho vào hệ thống bình khí nén để đốt. Trên thực tế, phương pháp đốt là phương pháp thiêu hủy bằng nhiệt, thích hợp với những loại khí thải không thể tái sinh và thu hồi. Sản phẩm được tạo ra trong quá trình đốt là CO2, hơi nước và các loại khí không chứa hoặc chứa rất ít chất độc hại.
Để thực hiện phương pháp đốt khí thải, chúng ta có thể áp dụng theo 2 cách:
Được chia làm 2 trường phái khác nhau, gồm:
Phương pháp ngưng tụ gián tiếp: Còn gọi là ngưng tụ bề mặt, quá trình xử lý được diễn ra trong quá trình trao đổi nhiệt có tường ngăn cách giữa khí và tác nhân làm lạnh, đi ngược chiều nhau, thường được bố trí thành nhiều ngăn, nhiều lớp.
Thông thường, để lựa chọn được các tác nhân làm lạnh phù hợp chúng ta sẽ dựa vào nhiệt độ sôi của các chất ô nhiễm cần xử lý, ví dụ:
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ hoặc có nhu cầu hợp tác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Ý kiến bạn đọc
Xử lý nước thải chi phí thấp ứng dụng công nghệ wetland, việc sử dụng thực vật để xử lý nước thải đang được ứng dụng cao
Photpho tồn tại trong nước thải chủ yếu dưới dạng vô cơ và hòa tan, chủ yếu là Orthophosphat (PO43-) và một phần là phosphate cô đặc (ví dụ P3O105-)...
Nhu cầu xử lý nước thải công nghiệp ngày càng tăng cao vì sự gia tăng và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với nồng độ chất thải ngày càng...
TSS là từ viết tắt của chữ tiếng Anh: Total Suspended Solids, có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng, chỉ số TSS chủ yếu có trong nước thải sinh hoạt và...
Thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là nhiệm vụ bắt buộc của nhiều doanh nghiệp thực hiện lắp đặt hệ thống theo quy định của pháp luật về môi...
Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kỹ thuật xử lý bằng vi sinh: một là, kỹ thuật vi sinh...
Nước thải nhiễm mặn là một đối tượng khá đa dạng và phức tạp, nhưng có đặc điểm chung là có nồng độ muối cao, đòi hỏi những công nghệ xử lý đặc biệt,...
Công nghệ CDI và EDI có sự tương đồng trong nguyên lý sử dụng điện cực và quá trình điện hóa vậy điều gì làm cho CDI khác với EDI? Hãy bắt đầu với sự...
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, các cơ quan quản lý ngày càng siết chặt. Chính vì vậy, việc áp dụng Công nghệ xử lý nước thải cũng như...
Công nghệ Unitank là gì?Unitank là công nghệ hiếu khí xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, quá trình xử lý liên tục và hoạt động theo chu kì. Nhờ quá...
Để xử lý nước thải, người ta sử dụng rất nhiều các loại bể có tác dụng lắng bớt bùn đất như bể lẵng đứng, bể lắng ngang … Mỗi loại bể lại có những đặc...
Với các công ty sản xuất, nước thải là thành phần không thể thiếu sau mỗi quá trình hoạt tính. Vì thế, các công ty cần có ít nhất một hệ thống xử lý...
CÙNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÔNG NGHỆ 5.0 ĐI ĐÔI VỚI CHÚNG LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG PHẢI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NÀO CŨNG TUÂN THỦ NGUYÊN...
Nguồn nước thải đang là vấn rất được quan tâm hiện nay khi các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải dân cư, nước thải từ các nhà máy,…Khiến nguồn nước...
Mật rỉ đường (rỉ đường) là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường...
Xã hội hiện nay càng phát triển, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm môi trường lao động, rác thải,…,...
Nước thải sinh hoạt có những đặc tính và chỉ tiêu chất lượng chung có thể phán đoán và đánh giá khi chọn các công trình xử lý đã phổ biến, còn nước...
Hóa chất dùng trong xử lý nước thải, sản phẩm chất phụ liệu cho chăn nuôi ngày nay không còn xa lạ với doanh nghiệp. Một hóa chất an toàn, ít ngây hại...
Máy ép bùn được biết đến với lợi ích làm sạch chất thải cũng như nguồn nước được các nhà máy và xí nghiệp sử dụng rộng rãi hiện nay. Và càng ngày càng...
Thiết kế thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho công ty cổ phần thực phẩm An Điền được thực hiện bởi DHG Technology
Dưới đây là giải pháp xử lý mùi hôi từ nhà máy sản xuất cao su tự nhiên,
Công nghệ AOP (Advanced Oxidation Processes) là một công nghệ được CMS ứng dụng để xử lý triệt để chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải dựa...
Công ty Môi trường CMS là công ty xử lý nước thải hàng đầu tại Bình Dương.Chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế xây dụng, cải tạo hệ thống xử lý nước...
Bùn vi sinh là 1 phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải. Dù bùn vi sinh già hay non đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình xử lý nước...
Công nghệ rung giũ khí nén là phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do bụi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau...
Bùn vi sinh là một trong những thành phần quan trọng đối với hiệu quả của quá trình xử lý nước thải sử dụng bể MBBR, aerotank…
Nước thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế trong đó có chứa các thành phần có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân...
Quá trình xử lý điện hóa nước thải diễn ra dưới tác động của dòng điện sử dụng các điện cực hòa tan và không hòa tan. Loại xử lý nước thải này thuộc...
Bể tuyển nổi và các phương pháp tuyển nổi ứng dụng trong xử lý nước thải
Các bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt rắn nhỏ hơn 0,2mm. Bể lắng có nhiều loại khác nhau và hiện thông dụng hơn cả là các bể lắng liên tục. Bùn lắng...
Việt Nam là một trong những quốc gia đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi cơ cấu tiêu thụ lương thực thực phẩm. Trong thập kỷ vừa qua, mức tiêu...
Các nhà máy sản xuất hiện nay đều hướng đến các thiết bị, hệ thống xử lý khí thải hiện đại. các hệ thống đó phải đáp ứng được hiệu năng xử lý và tiết...
Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư tập trung nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh chúng ta. Để đảm bảo môi trường...
Thiết kế và lắp đặt bồn bể composite xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Xử lý nước thải giặt là, khu xưởng giặt là với nước thải nhiễm BOD và COD cao.
Khí thải trong công nghiệp sản suất phân super photphat có chứa hiều hợp chất của Flo như: hidro florua(HF), Silic tetraflorua(SiF4), axit...
Nguồn thải khí clo là một số nhà máy hóa chất như, các nhà máy sản xuất bột giặt , chất tẩy rửa Khi đốt than , giấy , chất dẻo và nhiên liệu rắn cứng...
Những loại Nước thải có thành phần phức tạp, bao gồm nhiều loại chất khác nhau, các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh trong các hoạt động của phòng...