Nhu cầu xử lý nước thải ngày càng tăng cao vì sự gia tăng và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với nồng độ chất thải ngày càng tăng cao và vượt quá quy chuẩn cho phép. Bài viết dưới đây Moitruongcms sẽ trình bày thông tin về các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi.
- Nước thải từ các công đoạn sản xuất sản phẩm.
- Nước thải từ giai đoạn rửa thiết bị, dụng cụ.
- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy, khu công nghiệp…
Nước thải công nghiệp rất đa dạng, phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau với thành phần bằng việc phụ thuộc vào nhiều loại hình công nghiệp khác như loại hình công nghiệp, công nghệ sử dụng, dây chuyền sản xuất, tuổi thọ thiết bị và ý thức của công nhân viên. Và nước thải công nghiệp rất độc hại với con người và môi trường.
Nước thải có màu nâu, xám vẩn đục hoặc màu đen.
Mùi của nước thải khó chịu vì chất hữu cơ bị phân hủy nặng trong quá trình sản xuất.
Nước thải thường có tính acid hoặc kiềm, hàm lượng BOD cao 100 – 300 mg/l, COD khoảng 200 – 500 mg/l.
Dưới đây là 4 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp. Tùy từng loại nước thải, giai đoạn trong quy trình xử lý nước thải để áp dụng phương pháp phù hợp.
Nước thải công nghiệp đa phần chứa nhiều chất thải như chất thải hữu cơ, vô cơ, chất lơ lửng vì thế phương pháp cơ học sẽ giúp loại bỏ tất các chất ô nhiễm khác nhau. Và đây là một trong những giai đoạn xử lý không thể thiếu trong hầu hết các công trình và hệ thống xử lý nước thải.
Một số công trình phục vụ cho quá trình xử lý nước thải công nghiệp bao gồm:
- Song chắn rác
- Bể lắng
- Bể tách dầu mỡ
- Bể điều hòa
- Bể lọc
Mục đích của xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học:
- Giúp tách bỏ chất không hòa tan, chất lơ lửng có kích thước lớn.
- Giúp loại bỏ cặn bẩn ra khỏi nguồn nước.
- Giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.
- Giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nước
- Đây là phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tương đối đa năng khi có thể xử lý độc lập hoặc có thể kết hợp với các phương pháp xử lý khác trong một dây chuyền xử lý. Các phương pháp hóa lý bao gồm các giai đoạn xử lý như keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trích ly và trao đổi ion.
- Bản chất của giai đoạn xử lý hóa lý có sử dụng quá trình vật lý và hóa học nhằm tách bỏ các chất ô nhiễm mà không có bất kỳ quá trình lắng nào ra khỏi nguồn nước. Trong phương pháp này thì bể keo tụ – tạo bông là công trình tiêu biểu nhất.
- Quá trình keo tụ – tạo bông có thể được ứng dụng để loại bỏ chất rắn lơ lửng và hạt keo có kích thước nhỏ. Vì chúng có khả năng phân tán cao và không thể loại bỏ bằng bể lắng vì thế để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian nên sự xuất hiện của các hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polyme,… có tác dụng kết dính và khuếch tán trong dung dịch.
Từ đó, các bông cặn có kích thước lớn với tỷ trọng cao nên dễ dàng lắng xuống nhanh hơn. Nhờ thế mà các bông cặn có thể kéo theo các chất có khả năng phân tán cao.
Bạn có biết nước thải công nghiệp thường mang tính axit hoặc tính kiềm. Vì thế để hạn chế quá trình sinh hóa cũng như chất lượng nguồn nước bị xâm thực thì cần trung hòa nguồn nước trước khi thải ra môi trường. Đây là phương pháp khử hoàn toàn hàm lượng kim loại nặng, nito, photpho gồm quá trình trung hòa và oxy hóa – khử. Một số hóa chất tham gia vào các phản ứng hóa học gồm Clo, Javen.
>>> Xem thêm "Các Hóa Chất Dùng Trong Công Nghiệp"
Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học là phương pháp quan trọng và không thể thiếu giúp giảm khả năng tái ô nhiễm. Trong đó, vi sinh vật có tham gia xử lý nước thải công nghiệp liên tục chuyển hóa chất hữu cơ làm thức ăn và tế bào mới.
Mục đích của xử lý nước thải bằng vi sinh có tác dụng khử BOD, COD, TSS,… có nồng độ cao trong nguồn nước với nồng độ cho phép mà không gây hại đến môi trường.
Phương pháp sinh học được chia làm các giai đoạn xử lý chính dưới đây:
- Xử lý nước bằng phương pháp hiếu khí (VSV hiếu khí).
- Xử lý nước bằng phương pháp kỵ khí.
- Xử lý nước bằng phương pháp thiếu khí.
Trên đây là các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp đang được sử dụng mà Moitruongmcs thông tin đến bạn đọc mong rằng nó sẽ cung cấp kiến thức mà bạn đang tìm kiếm. Hẹn gặp các bạn ở bài viết sắp tới nhé.
Tác giả bài viết: moitruongcms
Ý kiến bạn đọc
Hóa chất trong xử lý nước thải có rất nhiều loại, mỗi loại có công dụng khác nhau tùy vào địa điểm ngành nghề mà có những loại hóa chất sử dụng cho...
Hóa chất trợ lắng Poly Aluminum Chloride (viết tắt PAC), là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải và cung cấp nước sạch. Được...
Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kỹ thuật xử lý bằng vi sinh: một là, kỹ thuật vi sinh...
Nước thải nhiễm mặn là một đối tượng khá đa dạng và phức tạp, nhưng có đặc điểm chung là có nồng độ muối cao, đòi hỏi những công nghệ xử lý đặc biệt,...
Nguồn nước thải đang là vấn rất được quan tâm hiện nay khi các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải dân cư, nước thải từ các nhà máy,…Khiến nguồn nước...
Mật rỉ đường (rỉ đường) là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường...
Hóa chất dùng trong xử lý nước thải, sản phẩm chất phụ liệu cho chăn nuôi ngày nay không còn xa lạ với doanh nghiệp. Một hóa chất an toàn, ít ngây hại...
Có nhiều cách sử dụng rỉ mật đường cho các loại gia súc nhai lại như trâu, bò, dê… Người chăn nuôi có thể sử dụng như nguồn thức ăn cơ bản hay là chỉ...
Hóa chất sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào đặc tính nước thải của mỗi nhà máy. Dưới đây, Công ty TNHH KTCN Đạt Hoàng Gia thống kê các loại hóa...
Xút vảy NaOH hay Tên gọi khác: Natri Hydroxit hoặc Hidroxit Natri, Xút, Xút ăn da, Caustic soda flake NaOH, Sodium hidroxit,….Xuất xứ: Trung Quốc –...
NaOH xút vảy 99% (hay còn gọi là Xút ăn da, Natri hidroxit, Caustic Soda Flake, Sodium hidroxit,..) là một dạng hợp chất vô cơ của Natri, có tính bazơ...
Ưu điểm vượt trội của hạt trao đỏi ion AlamoSản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ - được kiểm nghiệm để sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Chuổi công nghệ xử lý vi sinh hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank
Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất