Tiêu chuẩn trung bình trong sinh hoạt mỗi người cần từ khoảng 60 đến 100 lít nước/ ngày; tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhu cầu này cao hơn rất nhiều (ví dụ: nhu cầu nước sạch cho một người nông dân phải lớn hơn 100 lít/ ngày), hiện này phần lớn nước ngọt trên thế giới được dùng trong tưới tiêu, chiếm 70% lượng nước sử dụng hàng ngày.
Ở nước ta, theo tiêu chuẩn Việt Nam qui định, phải đảm bảo tối thiểu việc cung cấp nước sạch người dân sử dụng, cụ thể là:
* Cấp nước cho thành phố lớn: 100 lít/người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho thành phố vừa: 60 lít/ người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho thị trấn: 40 lít/ người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho nông thôn: 20 lít/ người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho vùng núi, hải đảo: 10 lít/ người/ 24 giờ.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc cung cấp nước sạch cho người dân luôn được quan tâm chú trọng vì nó gắn liền với sức khỏe con người và phát triển đất đất. Ở nước ta, chương trình cung cấp nước sạch được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia của chính phủ, yêu cầu các địa phương phải có kế hoạch hành động cụ thể và thực thi nghiêm túc để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân.
Tình hình cung cấp nước sạch cho cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng như cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến triển mạnh mẽ, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận xã hội. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho toàn xã hội, đồng thời đảm bảo quá trình tái tạo nguồn nước ngày càng khan hiếm trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành có liên quan và của toàn thể xã hội.
Nguồn nước trước xử lý để tạo ra nguồn nước sạch cấp cho sinh hoạt, sản xuất thường là nước mặt (ao, hồ, sông, suối...) và nước ngầm (nước dưới đất). Bảng thống kê dưới đây sẽ cho thấy các đặc điểm thường thấy của các thông số của nguồn nước ngầm, nước mặt trước xử lý:
Ngày nay, phần lớn các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho các đối tượng dùng nước. Chính vì vậy, trước khi đưa nước vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng. Nhìn chung, quá trình xử lý nước cấp chủ yếu sử dụng các biện pháp sau:
• Biện pháp cơ học: gồm các công trình như hồ chứa và lắng sơ bộ, song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc…
• Biện pháp hóa học: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, sử dụng chất oxy hóa mạnh, sử dụng clo để khử trùng…
• Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm, điện phân nước biển để khử muối, khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng.
Trong thực tế, để đạt được mục đích xử lý một nguồn nước nào đó một cách kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp. Sự kết hợp các biện pháp xử lý với nhau phải theo một quy trình, một công nghệ thích hợp với các công đoạn xử lý. Mỗi công đoạn được thực hiện bằng các công trình đơn vị khác nhau với các chức năng và cấu tạo khác nhau.
Thuyết minh công nghệ:
* Clo hóa sơ bộ
Do nước mặt thường chứa rất nhiều vi sinh, tảo nên đầu tiên nước mặt cần xử lý được bơm vào bể clo hóa sơ bộ để khử bớt lượng vi sinh, tảo có trong nước mặt, sau đó nước mặt sẽ chảy sang bể trung gian
* Bể trung gian + ngăn hòa trộn nhanh
Bể trung gian có tác dụng ổn định và điều hòa nguồn nước mặt cần xử lý. Tại vị trí điểm đầu nước thô từ bể trung gian chảy vào ngăn hòa trộn nhanh: châm hóa chất trợ lắng với nồng độ được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước và độ đục của nước. Sau khi vào ngăn tiếp xúc phản ứng, do cấu tạo hình học của ngăn, nước thô di chuyển theo đường zichzắc. Quá trình di chuyển như vậy sẽ hoà trộn đều nước thô và hóa chất vào nhau trước khi sang ngăn lắng Lamella.
* Bể lắng Lamella tích hợp
Nước thô sau khi qua ngăn hòa trộn đã được hoà trộn một lượng hóa chất đủ để sau khi sang ngăn lắng lamella có thể tạo bông cặn và lắng xuống đáy bể. Về mặt cấu tạo bể lắng lamella gồm các tấm lắng được xếp nghiêng 600 so với phương nằm ngang sẽ giúp cho quãng đường đi của nước được kéo dài ra và tăng hiệu quả lắng cặn.
Như vậy, ngăn lắng lamella là nơi toàn bộ các bông cặn được lắng xuống dưới đáy bể và được xả ra ngoài theo định kỳ. Phần nước trong được đưa tới bể lọc bằng hệ thống máng tràn và đường ống.
* Bồn lọc tự rửa
Nhiệm vụ: Loại bỏ triệt để các cặn còn lại trong nước từ bể lắng lamella sang và khử Mn nhờ lớp oxit mangan trên bề mặt cát lọc. Vật liệu lọc: sử dụng cát thạch anh, sỏi, than hoạt tính. Đường kính hạt vật liệu lọc: 0,7 đến 1,5 mm.. Bồn lọc có lặp đặt auto Van nên có chế độ tự rửa.
* Bể chứa nước sạch
Nhiệm vụ: Để chứa nước đã xử lý. Tại đây cấp hóa chất khử trùng để khử hết các vi sinh vật còn bên trong nước mặt. Sau đó, sử dụng trạm bơm và mạng lưới cấp nước để cấp nước sạch đến nơi sử dụng.
Thuyết minh công nghệ:
* Thiết bị làm thoáng
Do nước ngầm chứa nhiều hợp chất Fe hóa trị II nên cần xử lý bằng cách bơm vào thiết bị làm thoáng (dạng tháp) để oxy hoá sắt hóa trị (II) thành sắt hoá trị (III) kết hợp với gốc hydroxyl trong nước tạo thành Fe(OH)3 có khả năng kết tủa và lắng xuống. Nước thô sau khi qua thiết bị làm thoáng sẽ tự chảy vào bể trung gian.
* Bể trung gian + ngăn hòa trộn nhanh
Bể trung gian có tác dụng ổn định và điều hòa nguồn nước mặt cần xử lý. Tại vị trí điểm đầu nước thô từ bể trung gian chảy vào ngăn hòa trộn nhanh: châm hóa chất trợ lắng với nồng độ được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước và độ đục của nước. Sau khi vào ngăn tiếp xúc phản ứng, do cấu tạo hình học của ngăn, nước thô di chuyển theo đường zichzắc. Quá trình di chuyển như vậy sẽ hoà trộn đều nước thô và hóa chất vào nhau trước khi sang ngăn lắng Lamella.
* Bể lắng Lamella tích hợp
Nước thô sau khi qua ngăn hòa trộn đã được hoà trộn một lượng hóa chất đủ để sau khi sang ngăn lắng lamella có thể tạo bông cặn và lắng xuống đáy bể. Về mặt cấu tạo bể lắng lamella gồm các tấm lắng được xếp nghiêng 600 so với phương nằm ngang sẽ giúp cho quãng đường đi của nước được kéo dài ra và tăng hiệu quả lắng cặn.
Như vây ngăn lắng lamella là nơi toàn bộ các bông cặn được lắng xuống dưới đáy bể và được xả ra ngoài theo định kỳ. Phần nước trong được đưa tới bể lọc bằng hệ thống máng tràn và đường ống.
* Bồn lọc tiếp xúc cao tải
Nhiệm vụ: Sử dụng các loại vật liệu lọc để khử triệt để Fe - Mg, Amoni, Asen và một phần cặn lắng có trong nước ngầm.
* Bồn lọc tự rửa
Nhiệm vụ: Loại bỏ triệt để các cặn còn lại trong nước ngầm. Vật liệu lọc: sử dụng cát thạch anh, sỏi, than hoạt tính. Đường kính hạt vật liệu lọc: 0,7 đến 1,5 mm.. Bồn lọc có lặp đặt auto Van nên có chế độ tự rửa.
* Bể chứa nước sạch
Nhiệm vụ: Để chứa nước đã xử lý. Tại đây cấp hóa chất khử trùng để khử hết các vi sinh vật còn bên trong nước mặt. Sau đó, sử dụng trạm bơm và mạng lưới cấp nước để cấp nước sạch đến nơi sử dụng.
Thấy được vấn đề mang tính thực tế và cấp thiết như trên, CÔNG TY TNHH KTCN ĐẠT HOÀNG GIA đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các công nghệ nhằm mang lại nguồn nước cấp thực sự an toàn cho cộng đồng xã hội. Với đội ngũ các kỹ sư và chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước cấp, chúng tôi tin chắc sẽ cung cấp nguồn nước sạch và tinh khiết cho người dân và các doanh nghiệp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
chúng tôi cung cấp các giải pháp và dịch vụ:
- Xử lý nước cấp sinh hoạt khu dân cư, xử lý nước cấp hộ gia đình;
- Xử lý nước giếng nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm Amoni, Asen…;
- Xử lý nước biển thành nước ngọt;
- Xử lý nước cấp RO nhà máy dược phẩm, rượu - bia - nước giải khát…;
- Xử lý nước cấp cho công nghiệp: nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy chế biến mủ cao su...;
- Tái sử dụng nước thải thành nước sạch.
Để có thêm thông tin chi tiết, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐẠT HOÀNG GIA
ĐỊA CHỈ: số 104 đường Đồng Cây Viết, phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
SỐ ĐIỆN THOẠI: 0366.673.246 - 0906.313.246
EMAIL: moitruongcms@gmail.com
Ý kiến bạn đọc
Xử lý nước thải chi phí thấp ứng dụng công nghệ wetland, việc sử dụng thực vật để xử lý nước thải đang được ứng dụng cao
CO2 được biết đến bởi tác động của nó đối với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên CO2 có thể được tái chế thành nhiên liệu và hóa chất....
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh để xử lý nước...
Dùng cho phản ứng Fenton cần có xúc tác và chất oxy hóa. Chất xúc tác có thể là muối sắt hai hoặc sắt ba còn chất oxy hóa là hyđro peroxit
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT_CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐĂC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI_CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Sự khác biệt giữa MBR và MBBR như thế nào? Khả năng xử lý photpho có trong nước thải đầu vào của 2 hệ thống này như thế nào? Có cần sử dụng...
Trong quá trình mạ, sinh ra bụi và khí độc hại. ví dụ như: HCN, N02, NO … bụi mù axit crôm, axit, kiềm … Những chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi...
Công nghệ này thường được áp dụng trong xử lý nước thải có nồng độ COD khó phân hủy và độ màu cao. Quá trình oxy hóa có thể được sử dụng tại bước xử...
Công nghệ xử lý nước thải luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu xuất của hệ thống xử lý nước thải. Đó là điều hiển nhiên,...
Hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp bao gồm những nội dung gì mời bạn tham khảo qua bài viết này nhé
MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám...
Nước thải có crôm sinh ra trong quá trình mạ crôm, thụ động hóa mạ kẽm, mạ đồng và hợp kim của chúng. Ion Cr+6 có tính độc rất mạnh. Phương pháp xử lý...
Xử lý nước thải sinh mạ dùng phương pháp xử lý như thế nào? bài viết này moitruongcms sẽ giới thiệu cho bạn biết
Nước thải xianua sinh ra do quả trình mạ xianua như mạ đồng, mạ kẽm, mạ hợp kim đồng thiếc. Hợp chất xianua rất độc, gây ô nhiễm môi trường, có hại...
Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải hiện đại ngày nay, được phát triển trên cơ sở công nghệ Aerotank truyền thống (công nghệ...
Dưới tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hoá và sự gia tăng dân số, tài nguyên nước trong các vùng lãnh thổ ngày càng chịu áp lực càng nhiều. Hệ quả...
DHG technology là đơn vị chuyên thi công xử lý nước thải chúng tôi chuyên thi công lắp đặt vận hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Dưới đây là tổng hợp các từ vựng tiếng anh liên quan đến khối ngành kỹ thuật môi trường/ cấp thoát nước. Hy vọng đây là công cụ hữu dụng cho những kỹ...
Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua dung môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao cấp. Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn...
quy trình xử lý nước thải thông thường được xử lý theo 5 công đoạn: xử lý sơ cấp, xử lý phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí, xử lý phân hủy...
Chất lượng nước cấp vào lò hơi có ý rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự an toàn khi vận hành lò hơi, quyết định hiệu quả làm việc của lò hơi, và...
Những nhà máy sản xuất hiện nay đang hướng đến việc sử dụng những công nghệ lọc khí tiên tiến vừa hiệu quả cao vừa tiết kiêm chi phí. Một trong những...
Trong quy trình công nghệ ngành dệt nhuộm có khoảng 88% lượng nước được sử dụng sẽ được thải ra dưới dạng nước thải, 12% còn lại bay hơi.Nhìn chung,...
Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển từ rất lâu! Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ...
Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc đều có sử dụng nước, do đó lượng nước thải là tương đối lớn, ước tính cứ trung bình một con heo...
Ưu điểm vượt trội của hạt trao đỏi ion AlamoSản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ - được kiểm nghiệm để sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Chuổi công nghệ xử lý vi sinh hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank
Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất
Hồ sơ trám lắp giếng khoan là tài liệu chi tiết mô tả về các bước và quy trình liên quan đến việc trám lắp giếng khoan sau khi khoan xong. Quá trình...