Số 85/15 dx 037, P.Phú Mỹ, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương. 0906.313.246

Phương Pháp Thiết Kế Và Lựa Chọn Dung Tích Bể Tự Hoại

Print Friendly and PDF

Phương pháp tính toán bể tự hoại

  • Theo mục K.10 trang 285 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta có công thức tính toán bể tự hoại như sau:
    • Khi lưu lượng nước thải đến 5,5m3/ngày thì:
      W = 1,5 x Q (m3)
    • Khi lưu lượng nước thải trên 5,5m3/ngày thì:
      W = 0,75 x Q + 4,25 (m3)
      Trong đó: Q là lưu lượng nước thải trong ngày m3/ngđ.
  • Dung tích bể tự hoại còn được được xác định theo bảng K-2 trang 287 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”
    Phương pháp tính toán bể tự hoại

Phương pháp thiết kế bể tự hoại

  • Bể tự hoại tối thiểu phải có 2 ngăn. Ngăn vào của bể có dung tích tối thiểu không nhỏ hơn 2/3 dung tích toàn bể và phần chất lỏng cũng không nhỏ hơn 2,0m3, chiều rộng tối thiểu là 900mm và chiều dài tối thiểu là 1500mm. Chiều sâu lớp nước trong bể không nhỏ hơn 760mm và không lớn hơn 1800mm. Ngăn thứ hai của bể tự hoại dung tích tối thiểu là 1,0 m3 và tối đa là 1/3 dung tích toàn bộ bể. Tức bể tự hoại có dung tích nhỏ nhất là 3m3. Đối với bể tự hoại dung tích trên 6,0m3, chiều dài ngăn thứ hai không bé hơn 1500mm.
  • Mỗi bể tự hoại phải có ít nhất hai cửa thăm có kích thước tối thiểu 500mm và có nắp di chuyển được. Cửa thăm cần đặt ngay phía trên ống vào và ra của bể tự hoại. Nếu bể có chiều dài ngăn thứ nhất lớn hơn 3600mm thì phải có thêm một cửa thăm đặt phía trên tường ngăn của bể.
  • Lỗ chừa cho đường ống ra, vào bể phải có kích thước tối thiểu bằng kích thước của ống nối. Đường kính ống nối không được nhỏ hơn đường kính ống vào,ống ra của bể và tối thiểu là 100mm. Các phụ kiện đường ống lắp đặt bên trong bể đều phải có tiết diện tương đương với đường ống nối và cũng không nhỏ hơn 100mm đường kính.
  • Các dạng T (hoặc tương đương) lắp trong bể ở đầu ống vào và ống ra phải được kéo dài đoạn trên cao hơn mặt nước ít nhất 100mmvà đoạn ngập sâu dưới mặt nước tối thiểu 300mm. Đáy ống vào phải cao đáy ống ra ít nhất 50mm.
  • Ở vị trí thông nhau giữa các ngăn của bể phải lắp đặt bằng phụ kiện dạng cút lắp quay xuống ở ngăn vào sao cho đáy ống quay xuống nằm ở nửa độ sâu của nước trong bể. Đường kính các cút này phải tương đương với ống vào, nhưng không được nhỏ hơn 100mm cấm dùng phụ kiện bằng gỗ trong bể tự hoại.
  • Tường bao của bể tự hoại phải cao hơn mặt nước trong bể ít nhất là 230mm. Nắp bể tự hoại phải cao hơn lỗ thông hơi ngược trong bể tối thiểu là 50mm.
  • Nếu bể tự hoại đặt dưới nền lát bê tông hoặc asphan yêu cầu phải có cửa thăm bằng với cốt mặt nền. Vị trí đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
  • Tất cả các phương pháp thiết kế trên được trích dẫn ra từ phụ lục H – mục H1.5.2 trang 181 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.

Kết luận

  • Để tính toán dung tích bể tự hoại được hợp lý cần xác định số lượng thiết bị vệ sinh hoặc xác định được lưu lượng nước thải của toàn dự án từ đó áp dụng linh hoạt các công thức đã nêu ở phía trên.
  • Một lưu ý lớn khi thiết kế bể tự hoại là vị trí xây dựng bể tự hoại. Nếu bể đặt ở tầng hầm – tức cao trình đặt bể thấp hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước bên ngoài thì tại ngăn lọc (bể loại 3 ngăn) phải đặt hệ thống bơm chìm nước thải sinh hoạt bơm nước thoát ra hệ thống thoát nước ngoài nhà. Trường hợp cao trình đặt bể tự hoại cao hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước bên ngoài thì sử dụng phương pháp độ dốc để dẫn nước ra bên ngoài.

Bài tập ví dụ mẫu

Ví dụ 1

Một công trình nhà văn phòng cho thuê có số lượng nhân viên văn phòng là 300 người. Theo Bảng 1: TCVN 4513-1988 thì tiêu chuẩn dùng nước của 1 nhân viên văn phòng là 15 lít/người.ngđ.

=> Qcấp nước = 300 người *15 lít/người.ngđ /1000 = 4,5 m3/ngđ

Theo mục 8.1.2 của TCVN 7957:2008 thì công suất thoát nước thải của dự án được tính toán bằng công thức:

=> Qthoát nước thải = 0,8 * Qcấp nước = 0,8 * 4,5 = 3,6 m3/ngđ

Lưu lượng nước thải của dự án < 5,5m3/ngày vì vậy nên áp dụng công thức:

=> W = 1,5 x Qthoát nước thải = 1,5 * 3,6 = 5,4 m3

=> Chọn dung tích bể tự hoại là 6m3.

Ví dụ 2

Một công trình nhà văn phòng cho thuê có số lượng thiết bị vệ sinh lần lượt như sau: 4 bồn cầu (WC); 2 bồn tiểu nam (UR); 4 chậu rữa (LA).

Theo bảng 7-3 trang 75 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta tính toán được tổng đương lượng thoát nước của thiết bị vệ sinh (lưu ý tra cột đương lượng theo nhu cầu sử dụng chung).

=>  N= 4 * 4 + 2 * 4 + 4 * 2 = 32

Theo bảng K-2 trang 287 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”

=> Chọn dung tích bể tự hoại là 6m3

Bể tự hoại có 3 ngăn (tối thiểu là 2 ngăn – đã nêu rõ ở phần phương pháp tính toán), dung tích các ngăn được xác định lần lượt như sau:

  • Dung tích ngăn chứa: Dung tích ngăn chứa tối thiểu bằng 1/2 tổng dung tích bể tự hoại có 3 ngăn (2/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
    => Wngăn chứa = 11 / 2 = 5,5 m3
  • Dung tích ngăn lắng: Dung tích ngăn lắng tối thiểu bằng 1/4 tổng dung tích bể tự hoại có 3 ngăn (1/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
    => Wngăn lắng = 11 / 4 = 2,8 m3
  • Dung tích ngăn lọc:  Dung tích ngăn lắng tối thiểu bằng 1/4 tổng dung tích bể tự hoại có 3 ngăn (1/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
    => Wngăn lọc = 11 / 4 = 2,8 m3

Hình ảnh bản vẽ thiết kế bể tự hoại 6m3

  
 

Để được tư vấn cải tạo hệ thống xử lý nước thải miễn phí vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH KTCN ĐẠT HOÀNG GIA

83/7, đx 037,  phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Hotline: 0906.313.246 (Mr. Tuyền) hoặc 0274.654.1099

Email: moitruongcms@gmail.com

Website: moitruongcms.com

Print Friendly and PDF

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin mới hơn

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất cao su – BCP11

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất cao su – BCP11

Hiện nay, ngành cao su nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc lượng chất thải ra môi trường...

MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀ GÌ? MUA MẬT RỈ CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU

MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀ GÌ? MUA MẬT RỈ CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU

Hóa chất dùng trong xử lý nước thải, sản phẩm chất phụ liệu cho chăn nuôi ngày nay không còn xa lạ với doanh nghiệp. Một hóa chất an toàn, ít ngây hại...

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải: Chất lượng nước thải

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải: Chất lượng nước thải

Nước thải sinh hoạt có những đặc tính và chỉ tiêu chất lượng chung có thể phán đoán và đánh giá khi chọn các công trình xử lý đã phổ biến, còn nước...

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý khí thải

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý khí thải

Đất nước ngày một phát triển, kéo theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật. Đất nước ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các...

Cơ chế phân hủy chất hữu cơ của công nghệ kỵ khí

Cơ chế phân hủy chất hữu cơ của công nghệ kỵ khí

Trong điều kiện không có ôxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng của quá trình này là các chất khí như metan...

Công nghệ Unitank là gì? Công nghệ Unitank trong xử lý nước thải

Công nghệ Unitank là gì? Công nghệ Unitank trong xử lý nước thải

Công nghệ Unitank là gì?Unitank là công nghệ hiếu khí xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, quá trình xử lý liên tục và hoạt động theo chu kì. Nhờ quá...

CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM MẶN

CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM MẶN

Nước thải nhiễm mặn là một đối tượng khá đa dạng và phức tạp, nhưng có đặc điểm chung là có nồng độ muối cao, đòi hỏi những công nghệ xử lý đặc biệt,...

CÔNG NGHỆ IFAS TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

CÔNG NGHỆ IFAS TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kỹ thuật xử lý bằng vi sinh: một là, kỹ thuật vi sinh...

Tin cũ hơn

Tính Toán Bể Tuyển Nổi

Tính Toán Bể Tuyển Nổi

Bể Tuyển Nổi là một công trình trong hệ thống xử lý nước thải. Với mục đích loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước rất nhỏ, không thể thu hồi ở...

Tính toán cơ khí xử lý bụi và CO2

Tính toán cơ khí xử lý bụi và CO2

Tính toán cơ khí xử lý bụi và CO2 là bước quan trong để xử lý số liệu thiết kế công trình để xử lý bụi và CO2

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất sắt thép

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất sắt thép

Tại sao phải xử lý nước thải sản xuất sắt thép?

Tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau...

Tính toán thiết kế bể tuyển nổi siêu nông DAF

Tính toán thiết kế bể tuyển nổi siêu nông DAF

Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, khả năng tự lắng kém ra khỏi pha lỏng....

Tính toán thiết kế công nghệ xử lý sinh học kỵ khí - UASB

Tính toán thiết kế công nghệ xử lý sinh học kỵ khí - UASB

Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian.

Bể Anoxic, Xử lý Nitơ-Photpho bằng công nghệ sinh học thiếu khí

Bể Anoxic, Xử lý Nitơ-Photpho bằng công nghệ sinh học thiếu khí

Bể Anoxit trong công nghệ xử lý nước thải hay còn gọi là bể lên men, bể anoxit được sử dụng kết hợp với các công nghệ hiếu khí hay kỵ khí để xử lý...

Tính toán thiết kế bể Anoxic (bể sinh học thiếu khí)

Tính toán thiết kế bể Anoxic (bể sinh học thiếu khí)

Trong xử lý nước thải, “Bể Anoxic” là bể quan trọng trong quá trình xử lý amoni và nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học. Công nghệ khử nitơ...

Tính toán thiết kế cụm keo tụ - tạo bông

Tính toán thiết kế cụm keo tụ - tạo bông

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ TRỘN_TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ KEO TỤ - TẠO BÔNG

3 phương pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất hiện nay

3 phương pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất hiện nay

Nước nhiễm mặn là gì?Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Thông...

Xử lý nước thải AXIT KIỀM

Xử lý nước thải AXIT KIỀM

Phân xưởng mạ thường dùng các dung dịch mạ khác nhau, công nghệ sản xuất khác nhau, nước thải có axit kiềm khác nhau, có nơi chủ yếu là axit, có nơi...

Xử lý nước thải kim loại nặng

Xử lý nước thải kim loại nặng

Ngoài nước thải crôm, nước thải còn chứa nhiều ion kim loại nặng như: niken, đồng, kẽm, cacđimi… Để xử lý kim loại nặng thường dùng các phương pháp:...

Xử lý bụi và khí độc hại

Xử lý bụi và khí độc hại

Trong quá trình mạ, sinh ra bụi và khí độc hại. ví dụ như: HCN, N02, NO … bụi mù axit crôm, axit, kiềm … Những chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi...

Xử lý khí CO2

Xử lý khí CO2

CO2 được biết đến bởi tác động của nó đối với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên CO2 có thể được tái chế thành nhiên liệu và hóa chất....

Hiệu suất của các công trình xử lý nước thải

Hiệu suất của các công trình xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu xuất của hệ thống xử lý nước thải. Đó là điều hiển nhiên,...

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám...

Tính toán thiết kế bể lắng ngang, bể lắng cát

Tính toán thiết kế bể lắng ngang, bể lắng cát

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BỂ LẮNG NGANG1.1. Tính toán kích thước bể- Chiều dài của bể lắng- Vận tốc nước chảy trong bể (V0)- Vận tốc nước chảy trong bể (V0)

Tính toán thiết kế hệ thống XLNT

Tính toán thiết kế hệ thống XLNT

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ TIẾP NHẬN HỆ THỐNG XLNT

Khách hàng tiêu biểu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây