Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phổ biến ba công nghệ chế biến mủ cao su như sau:
Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm;
Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm;
Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp.
Quá trình chế biến mủ cao su sử dụng rất nhiều nước và nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất thường chứa nồng độ các chất ô nhiễm rất cao như: protein, acid acetic, đường,….
Nước thải phát sinh từ hai nguồn chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động thường ngày của công nhân viên như: rửa tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt,….
Nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình chế biến cao su như: công đoạn sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học và nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc hoặc vệ sinh nhà xưởng.
Nước thải cao su phát sinh từ phương pháp chế biến khác nhau thì có đặc điểm khác nhau như:
Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm thì nước thải cao su thường độ pH, BOD, COD rất cao;
Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm thì nước thải cao su thường pH rất thấp, nhưng BOD, COD, SS lại rất cao;
Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp thì nước thải cao su thường có độ pH ở ngưỡng 5-6, nhưng chỉ tiêu BOD, COD thấp hơn so với nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ cốm (mủ nước).
Bảng 1. Bảng thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su:
(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2010)
Xử lý nước thải cao su hiệu quả cần hiểu rõ độ pH có trong nước thải giao động trong khoảng 4,2 – 5,2 vì xài acid để làm đông tụ cao su; có lúc pH lại rất cao khoảng 9 – 11 nếu nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ ly tâm.
Cao su tồn tại trong nước dưới dạng huyền phù và nồng độ cực cao. Ngoài ra, nước thải cao su phát sinh trong quá trình sản xuất từ khu vực bồn rửa, lúc rửa các chén mỡ, nước tách mủ ly tâm và trong giai đoạn đánh đông.
Nước thải cao su còn chứa lượng lớn protein hòa tan, axit fomic và N-NH3 và hàm lượng COD trong nước thải cũng rất cao (15.000mg/l).
Đặc trưng của nước thải cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S,… Nên việc xử lý nươc thải cao su là rất đươc quan tâm, chú trọng.
Thời gian lưu nước thải cao su từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại nhà máy, và ảnh hưởng tới chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nếu nước thải cao su không được xử lý mà xả ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải cao su chưa qua xử lý thường có chứa nồng độ ô nhiễm rất cao sẽ làm chết hoặc làm chậm quá trình phát triển của động vật dưới nước, ảnh hưởng tới hệ thực vật trong nước.
Nồng độ Nitơ và photpho trong nước thải cao su trước xử lý thường rất cao: nitơ: 1000, photpho:400mg/lit dễ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng tới sự sống của rong, rêu, tảo có trong nước nếu kéo dài sẽ dẫn tới mất cân bằng sinh học.
Mục đích xử lý nước thải chính là hạn chế những chất ô nhiễm trong nước thải đến mức độ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp xử lý thường áp dụng đó là:
Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
Phương pháp xử lý sinh học
XEM THÊM:>>>THI CÔNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI
Xử lý nước thải trong ngành cao su bằng phương pháp xử lý cơ học này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng ra khỏi nước thải; như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy thuộc vào tính chất lý hóa; nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo. Có thể dùng: NaOH, KOH,..để trung hòa nước thải. Tùy thuộc vào thể tích, nồng độ nước thải, chi phí để áp dụng phương pháp này.
Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ sẽ giảm liều lượng chất keo tụ; giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..
Dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm. Chia làm 2 loại:
Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
Phương pháp xử lý hiếu khí: sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.
Sử dụng sản phẩm vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiện nay sản phẩm được nhiều nhà máy áp dụng là Vi sinh BCP11 – Bionetix. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia và sản xuất tại Canada.Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà máy sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để giảm nồng độ COA, BOD thì nhà máy nên dùng vi sinh BCP11 của hãng Bionetix. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm.
Lợi ích vi sinh:
Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.
Cách sử dụng:
Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm
Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm
Để được tư vấn cải tạo hệ thống xử lý nước thải miễn phí vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KTCN ĐẠT HOÀNG GIA
số 104, đường Đồng Cây Viết, phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Hotline: 0906.313.246 (Mr. Tuyền)
Email: moitruongcms@gmail.com
Ý kiến bạn đọc
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ TRỘN_TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ KEO TỤ - TẠO BÔNG
Hóa chất dùng trong xử lý nước thải, sản phẩm chất phụ liệu cho chăn nuôi ngày nay không còn xa lạ với doanh nghiệp. Một hóa chất an toàn, ít ngây hại...
Nước thải sinh hoạt có những đặc tính và chỉ tiêu chất lượng chung có thể phán đoán và đánh giá khi chọn các công trình xử lý đã phổ biến, còn nước...
Đất nước ngày một phát triển, kéo theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật. Đất nước ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các...
Trong điều kiện không có ôxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng của quá trình này là các chất khí như metan...
Công nghệ Unitank là gì?Unitank là công nghệ hiếu khí xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, quá trình xử lý liên tục và hoạt động theo chu kì. Nhờ quá...
Nước thải nhiễm mặn là một đối tượng khá đa dạng và phức tạp, nhưng có đặc điểm chung là có nồng độ muối cao, đòi hỏi những công nghệ xử lý đặc biệt,...
Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kỹ thuật xử lý bằng vi sinh: một là, kỹ thuật vi sinh...
Khi hệ thống khí thải có các dấu hiệu như: khí thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn, hệ thống thường xuyên bị hư hỏng, chi phí vận hành hệ thống cao,......
Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã...
Bể Tuyển Nổi là một công trình trong hệ thống xử lý nước thải. Với mục đích loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước rất nhỏ, không thể thu hồi ở...
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau...
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, khả năng tự lắng kém ra khỏi pha lỏng....
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian.
Trong xử lý nước thải, “Bể Anoxic” là bể quan trọng trong quá trình xử lý amoni và nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học. Công nghệ khử nitơ...
Trong quá trình mạ, sinh ra bụi và khí độc hại. ví dụ như: HCN, N02, NO … bụi mù axit crôm, axit, kiềm … Những chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi...
CO2 được biết đến bởi tác động của nó đối với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên CO2 có thể được tái chế thành nhiên liệu và hóa chất....
Công nghệ xử lý nước thải luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu xuất của hệ thống xử lý nước thải. Đó là điều hiển nhiên,...
MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám...
Xử lý nước thải sinh mạ dùng phương pháp xử lý như thế nào? bài viết này moitruongcms sẽ giới thiệu cho bạn biết
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BỂ LẮNG NGANG1.1. Tính toán kích thước bể- Chiều dài của bể lắng- Vận tốc nước chảy trong bể (V0)- Vận tốc nước chảy trong bể (V0)
Trong quy trình công nghệ ngành dệt nhuộm có khoảng 88% lượng nước được sử dụng sẽ được thải ra dưới dạng nước thải, 12% còn lại bay hơi.Nhìn chung,...
Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển từ rất lâu! Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ...
Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc đều có sử dụng nước, do đó lượng nước thải là tương đối lớn, ước tính cứ trung bình một con heo...
Nước thải chăn nuôi nếu không xử lý kịp thời, đúng cách không chỉ gây hại đến sự sinh trưởng của vật nuôi mà còn gây ra các vấn đề môi trường như ô...
Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất
Xử lý nước thải với chi phí đầu tư thấp những vẫn đảm bảo chất lượng công trình là yêu cầu khắt khe của khách hàng đặt ra cho các doanh nghiệp, và đây...
Xử lý nước thải giặt là, khu xưởng giặt là với nước thải nhiễm BOD và COD cao. Bột giặt là một sản phẩm không thể thiếu trong công nghệ giặt tẩy...