Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Đối với các trường hợp vi phạm các quy định chung về xả thải, chất thải sẽ phải chịu trách nhiệm đóng phạt theo quy định của pháp luật.
Vì vấn đề “xử phạt khi doanh nghiệp không có giấy phép môi trường” rất rộng, nên ở bài viết này moitruongcms.com sẽ dẫn dắt quý doanh nghiệp đến với vấn đề đang phổ biến hiện nay.
Việc xử phạt được quy định cụ thể ra sao? Các doanh nghiệp cần lưu ý như thế nào để quá trình hoạt động của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
Các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường; đăng ký môi trường theo quy định sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
1. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký môi trường theo quy định đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.
3. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định;
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
4. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định;
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
Bài viết được căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1, 2, 3 Điều 11, Nghị định 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tác giả bài viết: Nguồn: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp lọc sạch nước được sử dụng nhằm đảm bảo nguồn nước sạch, đảm bảo sức khỏe. Một trong số đó có thể kể đến bồn lọc áp...
Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kỹ thuật xử lý bằng vi sinh: một là, kỹ thuật vi sinh...
Nhiều doanh nghiệp vì không nắm rõ các quy định của pháp luật hoặc gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ xin giấy phép môi trường nên đã triển khai dự án...
Giấy phép môi trường là gì? Có các loại giấy phép môi trường nào? Tùy thuộc vào quy mô, công suất, khối lượng sản phẩm, ngành nghề/ lĩnh vực… Mà doanh...
Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động giám sát chất lượng môi trường của nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà... khi đi vào hoạt động. Trong đó tần...
Thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là nhiệm vụ bắt buộc của nhiều doanh nghiệp thực hiện lắp đặt hệ thống theo quy định của pháp luật về môi...
Giấy phép môi trường, đây là một sự cải cách hành chính chưa từng có khi 7 nội dung trước đây được đưa vào 1 giấy phép môi trường giúp cho các doanh...
Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...
Dưới đây là nội dung báo cáo xả thải vào nguồn nước của công ty chúng tôi gửi đến các bạn:
Theo nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.Tại khoản 1 điều 15 của bộ luật quy định tài nguyên...
Đối với các dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các thủ tục pháp lý tiếp theo sẽ là “Kế hoạch vận hành thử nghiệm các...
Đo kiểm môi trường là lao động( quan trắc môi trường lao động) là: Môi trường lao động là môi trường bên trong các khu vực sản xuất, văn phòng,… nơi...
Tìm hiểu về quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; trong đó có những điểm mới về đối tượng chịu phí cũng...
Lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm được Công ty môi trường CMS tư vấn miễn phí thủ tục, quy trình thực hiện và chi phí trọn gói hồ sơ xin...
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì? Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường đình kỳ?Để trả lời câu hỏi này chúng tôi, công ty môi trường...
Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM ?Lập báo cáo hoàn thành ĐTM với CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠI MINH THÀNH để đáp ứng được các vấn đề...
Kế hoạch bảo vệ môi trường (KH BVMT) là hồ sơ môi trường tương tự như Đánh giá tác động môi trường nhưng dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ...